Chương trình múa rối nước “Róc Ra Róc Rách”: Làn gió mới tươi mát cho giới trẻ

Tái hiện di sản múa rối nước ngay giữa lòng thành phố, “Nhà của Tễu” mở ra một không gian nghệ thuật đầy sáng tạo và kết nối thế hệ trẻ với truyền thống.

teu2

Tối ngày 29/3, dự án “Nhà của Tễu” chính thức khai màn sự kiện sân khấu nghệ thuật truyền thống múa rối nước “Róc ra róc rách” tại Đường Sách TP. Thủ Đức, TP.HCM. Đây là lần đầu tiên nghệ thuật múa rối nước, di sản văn hóa nghìn năm của Việt Nam được trình diễn ngay trong không gian mở của đô thị hiện đại, mang đến trải nghiệm mới lạ cho khán giả.

Trước đó, workshop “Kết nối – Kết rối” diễn ra vào giữa tháng 3 tại Đường Sách Nguyễn Văn Bình (Quận 1, TP.HCM) đã thu hút đông đảo sự quan tâm từ những người yêu nghệ thuật. Cả hai hoạt động này đều nằm trong chuỗi sự kiện do “Nhà của Tễu” khởi xướng, với sứ mệnh đưa múa rối nước đến gần hơn với thế hệ trẻ thông qua những phương thức tiếp cận sáng tạo và hiện đại.

teu5 teu6

“Nhà của Tễu” không chỉ đơn thuần là một dự án bảo tồn mà còn là một nền tảng sáng tạo, nơi nghệ thuật rối nước được tái sinh với diện mạo mới. Với tinh thần đổi mới, dự án đã mạnh dạn kết hợp âm nhạc đương đại vào các tiết mục rối nước, biến những câu chuyện dân gian trở nên sinh động, gần gũi và hấp dẫn hơn với thế hệ trẻ. Điểm nhấn đặc biệt của chương trình múa rối nước chính là vở diễn Giấc mơ nàng tiên cá, được dàn dựng bởi Đoàn nghệ thuật Phương Nam. Thông qua tác phẩm này, “Nhà của Tễu” đã khéo léo lồng ghép những yếu tố sáng tạo mới mẻ, giúp khán giả trẻ vừa thưởng thức nghệ thuật một cách gần gũi nhất, vừa cảm nhận được chiều sâu văn hóa của rối nước Việt Nam.

teu 9

teu8
Triển lãm infographic, giúp khán giả khái quát toàn diện về lịch sử, sự phát triển và những đặc trưng độc đáo của loại hình nghệ thuật múa rối nước

Bên cạnh nghệ thuật múa rối nước, sự kiện còn mang đến triển lãm infographic, giúp khán giả có cái nhìn toàn diện về lịch sử, sự phát triển và những đặc trưng độc đáo của loại hình nghệ thuật này. Thông qua hình ảnh, tư liệu và hiện vật, “Nhà của Tễu” không chỉ kể lại câu chuyện của rối nước mà còn đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để di sản này tiếp tục sống động trong đời sống đương đại? Ngoài ra, sự kiện còn có sự tham gia của CLB FTI, nhóm nhạc sinh viên đến từ Trường Đại học FPT TP.HCM. Với những màn trình diễn nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn tranh, sáo trúc nhưng được thể hiện theo phong cách mới mẻ, gần gũi, nhóm sinh viên đã góp phần tạo nên không gian giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, đúng với tinh thần “Nhà của Tễu”.

Tiet muc trinh dien nhac cu dan toc den tu FTI Cau lac bo Nhac cu Dan toc Dai hoc FPT da mo man cho chuong trinh
Màn trình diễn nhạc cụ dân tộc ấn tượng của nhóm nhạc sinh viên đến từ Trường Đại học FPT TP.HCM

Múa rối nước Việt Nam đã có hơn 1.000 năm lịch sử, ra đời từ thời nhà Lý, xuất phát từ vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, loại hình nghệ thuật này đang dần trở nên xa lạ với khán giả trẻ do phương thức tiếp cận còn hạn chế. “Nhà của Tễu” ra đời không chỉ với mục tiêu bảo tồn mà còn tìm kiếm hướng đi mới để đưa nghệ thuật rối nước vào đời sống một cách tự nhiên và hấp dẫn hơn.

teu7

Từ hơn 100 năm trước, múa rối nước gắn liền với không gian làng quê, những ao hồ yên ả và tiếng cười giòn tan của người dân sau những vụ mùa. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, loại hình nghệ thuật này đang dần trở nên xa lạ với khán giả trẻ do phương thức tiếp cận còn hạn chế. Và “Nhà của Tễu” đã tạo ra một không gian mới, nơi rối nước không chỉ là di sản mà còn là một phần của văn hóa đương đại.

teu4

Ra mắt vào tháng 12/2024, “Nhà của Tễu” được xây dựng như một cầu nối giữa di sản và thế hệ trẻ. Dự án tin rằng, múa rối nước không hề lỗi thời, chỉ là cách kể chuyện chưa thực sự phù hợp với bối cảnh hiện nay. Khi được thể hiện một cách sáng tạo, nghệ thuật này hoàn toàn có thể trở thành một phần của đời sống đương đại, chinh phục những tâm hồn trẻ đang khao khát khám phá bản sắc văn hóa Việt Nam theo một cách mới mẻ.

LAVYON

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ