Có mỹ phẩm thuần chay không?

Nếu coi mỹ phẩm là thực phẩm đặc biệt cho da, quan tâm chăm sóc da hàng ngày, bạn sẽ quan tâm đến những thông tin mà Miso, Tiến sỹ Dược Mỹ phẩm Hàn Quốc chia sẻ với chuyên mục Green Beauty của LAVYON Magazine. Có mỹ phẩm thuần chay không? Khái niệm hữu cơ trong mỹ phẩm được hiểu là gì

Vegan – thuần chay là khái niệm gì trong các sản phẩm mỹ phẩm?

Trước hết, Vegan ở đây nói tới Vegan trademarks được in lên bao bì hoặc được sử dụng trong các chiến dịch marketing, vật phẩm marketing của các nhãn hàng. Vegan Trademark được cung cấp bởi các tổ chức phi lợi nhuận từ UK, US, France, Italia, Australia, Japan, Korea và các quốc gia khác.

cat tem tu hinh anh nay 2

Trong đó, Vegan Trademark từ UK được thành lập lâu đời nhất và có uy tín nhất trên thế giới. Sản phẩm của bạn, khi đã được xem xét và phê duyệt, sẽ được cấp một trademark licence để sử dụng logo của họ trong thời hạn (12 tháng, 24 tháng) trên bao bì hay đủ cơ sở pháp lý để sử dụng trong các tài liệu, công cụ marketing. Khi hết hạn, bạn sẽ phải nộp hồ sơ tái cấp license và khi sản phẩm có thay đổi công thức bạn cần cập nhật license. Một sản phẩm để được xem xét cấp Vegan Trademark phải là:

– Không thử nghiệm trên động vật;

– Không có thành phần nào từ nguồn gốc động vật; 

– Quản lý sự nhiễm chéo các thành phần có nguồn gốc động vật trong quá trình sản xuất.

my pham chay cacoon sinhthainongnghiep 1
Cocoon – một dòng sản phẩm thuần chay của Việt Nam

Vegan Trademark một số quốc gia trong đó có UK hiện đang cập nhật xu hướng nguyên liệu được canh tác Biodynamic thay vì canh tác truyền thống hay organic. Mọi thành phần làm nên sản phẩm phải được Nhà sản xuất cung cấp hồ sơ chứng minh theo yêu cầu của Vegan Trademark, cùng với đó là các hồ sơ của Brand Owner hay Formulator, nhà sản xuất và đóng gói thành phẩm. Quy trình để xem xét cung cấp trademarks licence kéo dài từ 30 ngày đến thậm chí 180 ngày hoặc hơn.

my pham thuan chay la gi 4

Vegan Trademark chỉ cung cấp cho sản phẩm, không cung cấp cho công ty sở hữu hay phân phối sản phẩm đó. Nên sẽ không bao giờ có Vegan Trademark cho nhà phân phối ủy quyền.

Thành viên của cộng đồng Vegan, các chuyên gia sẽ là “tai mắt” để đảm bảo bạn không sử dụng logo Vegan khi sản phẩm chưa được phê duyệt, cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, sự tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm có gắn logo Vegan. Vi phạm trademark hay vi phạm sở hữu trí tuệ có thể sẽ bị kiện và cái giá phải trả không nhỏ.

COSMOS? 

COSMOS là viết tắt của Cosmetic Organic and Natural Standard. Bạn có thể thấy rất rõ, Cosmos là tiêu chuẩn hữu cơ dành riêng cho mỹ phẩm. Chứng nhận Cosmos đảm bảo cho người tiêu dùng rằng: 

  1. Quy trình sản xuất và chế biến thân thiện với môi trường, tôn trọng sức khỏe con người. 
  2. Đề cao và phát triển khái niệm hóa chất xanh. 
  3. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm. 
  4. Tôn trọng đa dạng sinh học
  5. Không có thành phần hóa dầu (ngoại trừ chất bảo quản được phép): paraben, phenoxyethanol, hương liệu tổng hợp và chất tạo màu tổng hợp.
  6. Không có GMO – thực vật biến đổi gen. 
  7. Bao bì tái chế.

cat tem tu hinh anh nay 1 1

Một sản phẩm mỹ phẩm có thể được phê duyệt Cosmos với hai điều kiện tiên quyết: 

  1. Tối thiểu 95% thành phần có nguồn gốc thực vật.
  2. Tối thiểu 20% thành phần thực vật có chứng nhận hữu cơ (được đánh giá và phê duyệt) trong tổng số thành phần có ở công thức (đối với sản phẩm làm sạch thì tỷ lệ tối thiểu này là 10%). 

Lưu ý: nước & khoáng chất không được coi là “organic” vì không có nguồn gốc thực vật. Nên nếu trong thành phần của sản phẩm có nước sẽ làm GIẢM tỷ lệ thành phần thực vật đạt chứng nhận hữu cơ trong tổng số thành phần có ở công thức. Ví dụ, một sản phẩm có 50% là nước, 30% đạt chứng nhận hữu cơ. Nhưng với Cosmos, tỷ lệ đạt chứng nhận hữu cơ chỉ là 30% của 50% = 15%.

Chứng nhận COSMOS là tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế về mỹ phẩm hữu cơ và thiên nhiên do AISBL (Hiệp hội phi lợi nhuận quốc tế đăng ký tại Bỉ) đồng sáng lập bởi BDIH (Đức), COSMEBIO & ECOCERT (Pháp), ICEA (Ý), và SOIL ASSOCIATION (Vương quốc Anh).

mỹ phẩm thuần chay

Chứng nhận này thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ, tôn trọng đa dạng sinh học và tôn trọng sức khỏe con người và môi trường bền vững thông qua việc sử dụng các phương pháp sản xuất sạch và an toàn với mục tiêu duy trì việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mọi sản phẩm đạt chứng nhận organic phải ghi rõ thông tin về tỷ lệ lên bao bì cùng với số chứng nhận, như ví dụ dưới đây. 

Bạn lưu ý để loại ra những sản phẩm chỉ in mỗi chữ “Organic” hay chỉ có logo mà không có tỷ lệ và số chứng nhận.

Tương tự Vegan Trademark, Cosmos Organic cũng được phê duyệt rất khắt khe, có thời hạn (12-24 tháng), khi hết hạnphải tái đánh giá và cấp chứng nhận. Điều quan trọng nữa, để sản phẩm đạt chứng nhận Vegan Trademark hay Cosmos Organic thì NHÀ MÁY SẢN XUẤT CŨNG PHẢI ĐẠT CHỨNG NHẬN LIÊN QUAN. Và số lượng nhà máy đó không nhiều.

Thế nên, có “thuần chay” hay “hữu cơ” trong mỹ phẩm, nhưng bạn phải là người tiêu dùng thông minh khi chọn mua thực phẩm cho làn da của mình nhé. 

Tác giả: Ms. Kim Miso
Ph.D. of Herbal Food Science
Herbal Food & Cosmeceutical Sciences
CEO of Simko International tại Seoul – Korea

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ