Đau bụng kỳ kinh nguyệt và những điều cần biết

Đối với những người trưởng thành, đau bụng trong kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng không còn xa lạ nhưng với các bạn nữ vừa biết đến kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên sẽ có nhiều sự lo sợ, hoang mang và mệt mỏi mỗi khi cơn đau diễn ra.

Nguyên do gây đau bụng kỳ kinh nguyệt đến từ đâu?

  • Cơ tử cung co thắt mạnh để đẩy máu ra ngoài âm đạo
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thường ngày không lành mạnh: Nếu dùng đồ cay, nóng quá nhiều hoặc dùng đồ ăn gây lạnh bụng quá nhiều cũng dẫn đến đau bụng kinh
  • Cổ tử cung quá hẹp đối với một số cơ địa bạn nữ đặc biệt, máu kinh khó ra ngoài cũng dẫn đến đau bụng kinh
  • Do các chứng bệnh phụ khoa: Viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng,… có thể làm cho cơn đau bụng trong kỳ kinh nguyệt trở nên đau dữ dội

Cơn đau bụng kinh đối với từng cơ địa mà phát tác trước khi kinh hoặc trong kỳ kinh nguyệt theo mức độ nặng nhẹ, có những cơn đau chỉ âm ỉ ở phần bụng dưới và nhiều cơn đau quặn, đau dữ dội dẫn đến có nhiều người phải hỗ trợ nhập viện, rơi vào hôn mê.

kinh nguyệt

Cách chăm sóc giúp giảm đau bụng kỳ kinh nguyệt

Chườm bụng bằng nước ấm: Đây là phương pháp được đại đa số các bạn nữ cũng như những người phụ nữ trưởng thành áp dụng. Sử dụng một túi nước ấm vừa tay và đặt vào vùng bụng dưới, chườm nhẹ nhàng xung quanh sẽ giúp giảm đau bụng hiệu quả.

Massage: Có thể áp dụng những vị trí massage mang lại hiệu quả giảm đau bụng kinh như vùng bụng (dưới dạ dày) và vùng hông, cột sống. 

Ăn uống lành mạnh: Bạn cần hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ, nóng trong người. Thay vào đó bạn cần ăn những loại thực phẩm rau củ giàu chất xơ, vitamin E, B1 và omega-3 sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm căng cơ trong cơn đau bụng.

Giữ vệ sinh vùng kín: Trong kỳ kinh nguyệt, mặc băng vệ sinh quá lâu khiến cho vùng kín bị ẩm ướt và dễ bị vi khuẩn xâm nhập dẫn tới viêm nhiễm vùng kín. Cần thay băng ít nhất 3 tiếng một lần, vệ sinh bằng nước sạch ít nhất 2 lần một ngày để bảo vệ vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Sử dụng thuốc giảm đau: Trong trường hợp cơn đau quặn kéo dài và đau đớn do bệnh phụ khoa, cơn đau không thuyên giảm sau những phương pháp trên, bạn cần sử dụng thuốc giảm đau để hỗ trợ. Tuy nhiên, cần uống đủ liều lượng như hướng dẫn và tránh lạm dụng dễ lờn thuốc và đau bụng kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên nặng hơn.

Khi đến kỳ, con gái thường sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng và dễ mệt mỏi vì đau bụng kỳ kinh nguyệt âm ỉ, vì vậy cần áp dụng những phương pháp hỗ trợ giảm đau để giúp bản thân được thư giãn, khuyến khích các bạn kết hợp hoạt động thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga. Tránh các động tác thể dục mạnh bạo có thể tăng cơn đau và gây hại đến tử cung, buồng trứng trong kỳ kinh nguyệt. 

Nếu cơn đau không thuyên giảm và duy trì mức độ nặng trong thời gian dài, con gái cần sự hỗ trợ của các y bác sỹ. Thường xuyên tìm hiểu về kiến thức sức khỏe bản thân để bảo vệ một cơ thể khỏe mạnh.

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ