Dùng cafe thải độc có thật sự hiệu quả? Mới đây một một phụ nữ 38 tuổi đã sử dụng cà phê để thải độc và sau đó đã phải vào bệnh viện cấp cứu.
Dextox thải độc bằng phương pháp tháo thụt cà phê?
Vào ngày 4/7, Bệnh viện Bạch Mai thông báo về một trường hợp cấp cứu do thực hiện phương pháp detox bằng cà phê.
Trước đó, một phụ nữ 38 tuổi đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai với triệu chứng đau bụng nghiêm trọng và chảy máu từ hậu môn sau khi thực hiện phương pháp tháo thụt bằng cà phê.
Bệnh nhân cho biết rằng đây là lần thứ ba chị thực hiện phương pháp này. Hai lần trước đó, chị đã làm mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, lần này, ngay trong quá trình thực hiện tháo thụt, chị đã cảm thấy đau đớn ở vùng bụng dưới và gặp chảy máu từ hậu môn.
Sau khi được kiểm tra, bệnh nhân được chẩn đoán vỡ trực tràng và ngay lập tức được đội ngũ bác sĩ từ Khoa Phẫu Thuật Tiêu hóa – Gan mật tụy tiến hành phẫu thuật cấp cứu để điều trị tổn thương.
Tháo thụt cà phê có nguy hiểm hay không?
Trao đổi với Dân Trí, BS Nguyễn Thành Khiêm, bệnh nhân đã chia sẻ rằng bệnh nhân nói trên đã thực hiện phương pháp detox dựa trên thông tin lưu truyền từ cộng đồng mạng. Đồng thời, vị bác sĩ này khẳng định đến nay, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định hiệu quả của phương pháp thải độc này. Thực tế, đã ghi nhận nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm cả vỡ trực tràng do thực hiện thụt tháo không đúng cách.
BS Lương Tuấn Hiệp nói rằng phương pháp thụt cà phê có thể xuất phát từ phương pháp điều trị của các bác sĩ người Đức khi nghiên cứu về u ng th ư vào đầu những năm 1900 và sau đó, vào những năm 1930, được Gerson đề nghị
Năm 2020, Heejung Son (Hàn Quốc) đã tổng hợp 9 nghiên cứu từ năm 1980 về phương pháp này và không tìm thấy bất kỳ chứng minh nào về hiệu quả của nó. Thêm vào đó, rất nhiều rủi ro nghiêm trọng đã được báo cáo, bao gồm mất nước, mất cân bằng điện giải, bỏng, loét, rách trực tràng, hẹp đại tràng, và nhiễm trùng huyết.
Trong một số trường hợp, phương pháp thụt cà phê đã dẫn đến t ử v ong. Ít nhất có 3 trường hợp tử vong được ghi nhận liên quan đến việc thực hiện thụt cà phê trong các tài liệu y học.
Bên cạnh đó, viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Institutes of Health) đã đăng thông tin trên trang website chính thức khẳng định rằng không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy các chương trình detox thải độc hoặc làm sạch thực sự loại bỏ độc tố khỏi cơ thể hoặc cải thiện sức khỏe, BS Khiêm nói.
BS Khiêm cũng đưa ra lời khuyên rằng để tránh táo bón, mọi người nên ăn nhiều trái cây, rau củ, uống đủ nước hàng ngày, hạn chế tiêu thụ bia rượu, thịt đỏ và đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cũng như tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
Nguồn: Dân Trí