Lạc bước cửa thiền, khám phá tổ đình nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã sống những năm cuối đời tại Tổ đình chùa Từ Hiếu (Huế), nơi ngài bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Illume khám phá về ngôi chùa đặc biệt này nhé!

GNO 16

Huế là thành phố cổ kính bên bờ sông Hương, nơi một thuở là kinh đô của chế độ quân chủ, từng là “thủ đô” của Phật giáo Việt Nam. Nơi đây, từ rất lâu các thiền sư Việt Nam kế tục để cho các dòng thiền phát triển cho đến ngày này.

Một trong những yếu tố tạo cho Huế vinh dự được gọi là với danh xưng “thủ đô Phật Giáo” đó chính là vì trên diện tích không lớn, dân số không đông nhưng số lượng chùa ở đây nhiều vô số kể, chưa nói đến các niệm Phật đường, các chùa khuôn hội. Cũng cần nói thêm rằng, chùa Huế là mảng kiến trúc quan trọng cùng với quần thể kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian tạo cho Huế cái dáng vẻ riêng biệt, đẹp như tranh họa đồ giữa non xanh nước biếc, thơ mộng và hữu tình.

Một trong những ngôi chùa được đông đảo du khách đến viếng thăm đó chính là Tổ đình Từ Hiếu. Cũng như bao ngôi chùa khác ở nơi này, chùa Từ Hiếu có diện tích không quá rộng nhưng lại rất sâu sắc về văn hoá, kiến trúc độc đáo, in đậm trong từng nét riêng của công trình.

272982333 4737275226391348 7259179678399385280 n

Chùa Từ Hiếu hay còn được mọi người xung quanh gọi bằng những cái tên khác như “chùa Thái giám” hay “chùa Hoạn Quan” bởi lẽ tại đây có một nghĩa trang chôn cất các thái giám của triều Nguyễn xưa có công đóng góp cho đất nước. Chùa bao gồm chánh điện thời Phật, sau là Quảng Hiếu Đường, bên trái có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.

reviewhue th 3 1024x768 1

Được biết, chùa Từ Hiếu nằm ở phía Tây Nam kinh thành Huế, cách Đàn Nam Giao khoảng 2km, trên đường Lê Ngô Cát. Chùa nằm khuất sau những hàng thông xanh ngút ngàn, tạo nên một phong cảnh trầm mặc, thanh tịnh đậm chất chốn cửa thiền.

Dù không có bề dày như với những ngôi chùa như Thiên Mụ, Tổ đình Quốc Ân, Báo Quốc, chùa Từ Hiếu lặng lẽ đi vào lòng người bởi trường ca hiếu nghĩa và độ sinh. Tên chùa được vua Tự Đức ban tặng sau khi nghe kể về một vị tu hành nơi đây đã không quản ngại chống gậy băng rừng lội suối mua cá về nấu cháo cho mẹ tẩm bổ, mặc bao dị nghị của người đời. Tấm văn bia trong chùa nêu rõ: “Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại; Hiếu là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời”. Bởi lẽ đó, đông đúc các thiện nam, tín nữ lên chùa bái Phật, cầu sức khỏe cho ba mẹ, ông bà.

foofy

Khi đến với chùa Từ Hiếu, sau cánh cổng tam quan là một hồ bán nguyệt nhuộm màu thời gian. Ở phía tay phải có chiếc hồ sen và cây cầy gỗ mộc mạc. Vào mỗi chiều, mọi người ở xung quanh đến đây cho cá ăn, nghe tiếng chuông như đưa mỗi người vào mỗi miền an lạc, thanh bình đến vô cùng. Theo lời kể của bà con ở gần, các loài cá nước ngọt theo dòng nước nhỏ ở khe ngoài tự nhiên vào đây sinh sống, như gợi nhớ đến câu chuyện về người con hiếu thảo – Tổ sư Nhất Định năm ấy.

194715935 4763488750344980 7119331282596610856 n

Phía bên trái cổng tam quan còn có thêm một chiếc hồ xung quanh rợp bóng tre. Hương thiền nhẹ nhẹ tản mát theo những hàng tre, hàng cây lộc vừng đang mùa đơm bông, nhuộm đỏ trên mặt hồ trong xanh dường như xua tan bao nỗi phiền muộn của du khách thập phương. Đi dạo dưới hàng cây xanh mát, lâu lâu lại được điểm xuyết bằng những câu thư pháp ý nghĩa càng giúp tâm người thêm tịnh.

194238652 4763488077011714 7549356382302533906 n

Chùa Từ Hiếu tọa lạc trong một khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh, siêu thoát. Mỗi khu vườn chùa như những vũ trụ thu nhỏ, đượm tính triết lý nhà Phật và chất văn hoá Phương Đông. Khi đến vãn cảnh chùa, bạn đừng quên vào chính điện dân nén hương thơm và thầm thì từ tấm lòng để cầu mong cuộc sống an lạc.

Nguồn: Tổng hợp

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ