Nguy hại không ngờ từ việc ăn quá nhiều đồ mặn

Việc tiêu thụ quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, bệnh thận, tăng huyết áp, và nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Hạn chế sử dụng đồ ăn giàu muối và duy trì một chế độ ăn uống cân đối là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mỗi người.

Muối đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mỗi người. Hằng ngày, cơ thể mất muối thông qua các hoạt động như tiết mồ hôi, đi tiểu, và nước mắt. Việc bổ sung muối qua thực phẩm là cách chính để thay thế lượng muối đã mất. Tuy nhiên, nhiều người thường có thói quen sử dụng quá nhiều muối vì nó rẻ và tạo hương vị đậm đà cho món ăn.

Tác hại 

Muoi

Tăng huyết áp

Việc tiêu thụ muối nhiều thường xuyên có thể dẫn đến tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như đau tim, đột quỵ và bệnh thận. Cụ thể, việc ăn quá nhiều muối làm tăng sự thẩm thấu của màng tế bào với natri. Ion natri sẽ được hấp thụ nhiều hơn vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tăng lượng nước trong tế bào, làm tăng áp lực trên thành mạch, gây co mạch và tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.

picture1 0

Đột quỵ 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêu thụ đồ ăn mặn thường xuyên được liên kết với 62% số ca đột quỵ não. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giảm chỉ 1 thìa cà phê muối trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ.

Gây bệnh tim

Việc tiêu thụ lượng muối lớn từ việc ăn đồ ăn mặn thường xuyên có thể buộc cơ thể phải tiêu thụ nhiều nước hơn, làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và áp lực lên tim. Điều này có thể làm tăng kích thước của tâm thất trái và dẫn đến hiện tượng suy tim. Tuy nhiên, chúng ta có thể đảo ngược tình trạng này bằng cách giảm lượng muối tiêu thụ.

Làm hại thận

Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận. Ước tính cho thấy, ăn quá mặn khiến cơ thể cần nhiều nước hơn, dẫn đến tăng tuần hoàn máu đến cầu thận và áp lực lên thận để lọc máu. Điều này có thể làm trầm trọng hóa tình trạng bệnh thận, nhưng việc giảm lượng muối có thể cải thiện chức năng thận.

Gây bệnh dạ dày

lam the nao de giam can sau khi lo an qua nhieu 1708127483

Muối tương tác với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Loại vi khuẩn này được xem là nguyên nhân của 80 – 90% các trường hợp mắc viêm loét dạ dày và tá tràng. Một nghiên cứu từ Nhật Bản đã chỉ ra rằng người thường xuyên tiêu thụ đồ ăn mặn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp đôi so với người không tiêu thụ đồ ăn mặn. Ngoài ra, lượng natri cao cũng làm giảm hiệu quả của điều trị ung thư dạ dày.

Làm yếu xương

Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm mất canxi từ xương, gây ra tình trạng loãng xương. Canxi là yếu tố quan trọng giúp xương trở nên khỏe mạnh, và khi mất canxi, xương trở nên dễ gãy.

Hen suyễn

20210125 140625 181896 muoi an 1

Việc sử dụng nhiều đồ ăn mặn trong chế độ ăn hằng ngày có thể kích thích cơn hen suyễn. Ngoài ra, hen suyễn có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh thận, xương và tim mạch.

Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, nên thực hiện giảm muối trong chế độ ăn của gia đình. 

Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn mặn thường ngày được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, giò chả, dưa muối, cà muối, mì ăn liền, bim bim, hạt điều rang muối.

thua muoi 2

Nguyên nhân là vì các thực phẩm chế biến sẵn thường được cho thêm nhiều muối để có thể bảo quản được lâu. Nếu vẫn muốn ăn các thực phẩm này, người dùng nên chọn sản phẩm có hàm lượng muối thấp hơn (xem thành phần muối hoặc natri ghi trên nhãn dinh dưỡng thực phẩm).

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ