“Trend” mua sắm tiền tỷ và nỗi ám ảnh “trực tuyến” tại Trung Quốc

Meng Hu năm nay 27 tuổi, là một người có ảnh hưởng trên truyền thông, có tài năng. Kể từ tháng 1, cô ấy làm việc toàn thời gian với tư cách là người dẫn chương trình phát trực tiếp trên Taobao, thị trường trực tuyến giống eBay của Alibaba (BABA). Ở đó, cô đã thu hút được hơn 400.000 người hâm mộ.

Meng hu

Cách đây 8 tháng, Meng Hu bỏ công việc tiếp viên hàng không ở Quảng Châu, Trung Quốc để theo đuổi ước mơ trở thành ngôi sao trực tuyến.

Cô ấy đã thông báo cho hãng hàng không ngay trước khi Covid-19  khiến hãng phải đóng cửa, tạo ra một studio tại nhà tạm trong căn hộ một phòng ngủ của mình và bắt đầu quay phim về chính những hoạt động thường ngày của mình.

“Tôi đã nói không ngừng,” Hu nói, cười. “Cổ họng tôi khàn đi vì phải nói liên tục cả ngày.Muốn làm công việc này, bạn cần phải nói rất nhiều, bởi vì hàng trăm nghìn người đang để ý. Bạn không thể chỉ làm việc nửa chừng. Chỉ khi bạn nói chuyện nhiệt tình, bạn mới có thể khiến khán giả hào hứng”

Hu là một phần của tầng lớp người sáng tạo đang lên ở Trung Quốc, những người đang chạy đua để tham gia vào thị trường bán hàng trực tuyến, một hình thức bán lẻ mới nổi đã phát triển thành một ngành công nghiệp trị giá ước tính 66 tỷ USD. Mặc dù xu hướng này đã là một phần của văn hóa Internet Trung Quốc trong nhiều năm, nhưng các nhà phân tích cho rằng đại dịch coronavirus đã khiến nó trở thành trào lưu như hiện nay.

Ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng lên tiếng ủng hộ, gọi ngành này là “động cơ mới” của tăng trưởng thương mại điện tử và khuyến khích phát trực tiếp như một giải pháp cho tình trạng thất nghiệp, vốn đã tăng mạnh ở Trung Quốc do đại dịch.

Mua sắm trực tuyến là sự kết hợp giữa giải trí và thương mại điện tử. Người xem mua hàng trực tuyến từ những người giới thiệu sản phẩm thường ngày của họ – từ son môi cho đến bột giặt – trong những video livestream trên mạng xã hội. Nhiều người ví phương thức này giống như kênh mua sắm trên TV QVC, nhưng mô hình của Trung Quốc rõ ràng là hiện đại hơn, di động và tương tác hơn. Người dẫn chương trình có thể tặng người hâm mộ phiếu giảm giá và ưu đãi chớp nhoáng trong thời gian phát sóng, trong khi người xem có thể nhấp để gửi “quà” ảo cho các ngôi sao mà họ cảm thấy yêu thích.

Như Meng Hu và những người mới khác đang tìm lối đi trong lĩnh vực này thì việc khẳng định mình là một điều không hề dễ dàng. Ngành công nghiệp này rất khắc nghiệt và rất ít cá nhân nào có thể thành công ngay chỉ nhờ vào kỹ năng sẵn có.

Sự bùng nổ từ đại dịch Covid-19

Trong nửa đầu năm nay, hơn 10 triệu phiên phát trực tiếp thương mại điện tử đã được tổ chức trực tuyến trên các trang mạng xã hội.

Tính đến tháng 3, đã có 560 triệu người xem các luồng mua sắm trực tiếp ở Trung Quốc, tăng 126 triệu người so với tháng 6 năm ngoái, theo một báo cáo do Trung tâm Thông tin Mạng Internet Trung Quốc công bố. Theo báo cáo, gần một nửa trong số họ đã sử dụng tính năng phát trực tiếp để mua sắm trực tuyến.

Sandy Shen, giám đốc nghiên cứu về thương mại kỹ thuật số tại Gartner, cho biết mua sắm trực tuyến sẽ mất hai hoặc ba năm để trở thành xu hướng chủ đạo ở Trung Quốc trước đại dịch. Thay vào đó, hiện chỉ mất từ 2 đến 3 tháng từ khi dịch Covid-19 bùng nổ, theo cô.

Các chuyên gia dự đoán ngành công nghiệp này vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển. Theo iResearch, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Thượng Hải, vào năm 2019, thị trường mua sắm trực tiếp của Trung Quốc trị giá 451,3 tỷ nhân dân tệ (66 tỷ USD). Theo dự báo của công ty vào tháng 7, con số này có thể tăng hơn gấp đôi lên gần 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 170 tỷ USD) trong năm nay.

Các nhà phân tích dự đoán xu hướng này cũng có thể bắt kịp ở nước ngoài. Ví dụ, ở các khu vực Đông Nam Á, Lazada do Alibaba (BABA) sở hữu cho phép những người phát trực tiếp quảng cáo hàng hóa. Và Amazon (AMZN) có một trung tâm phát trực tuyến video mua sắm tại nhà cho người dùng phương Tây.

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ