Nghiên cứu cho thấy việc cố tỏ ra hạnh phúc có thể làm bạn đau khổ

Những người ở các nước phương Tây đặt nặng vấn đề sống hạnh phúc có khuynh hướng thể hiện các dấu hiệu trầm cảm nhiều hơn

3844

Một nghiên cứu đề xuất: “Việc mặc định bạn luôn phải sống hạnh phúc có thể đẩy bạn vào cái xó u tối nào đó – chí ít là ở các nước phương Tây.”

Nghiên cứu này thực hiện trên các học sinh sống tại Anh cho thấy những người nói rằng họ quá coi trọng hạnh phúc cực kỳ có khuynh hướng biểu hiện những dấu hiệu trầm cảm nhiều hơn.

“Khi bạn đặt nặng cảm giác hạnh phúc quá bạn sẽ trở nên quá chú trọng vào những cảm xúc của mình và bạn cũng vật vã với việc kiểm soát chúng theo hướng tốt.” – (Bác sĩ Julia Vogt, đồng tác giả của nghiên cứu đến từ Trường Đại học Reading)

Đội ngũ đứng sau nghiên cứu này cho rằng một mối liên kết tương tự giữa việc quá đặt nặng vấn đề hạnh phúc và các triệu chứng của trầm cảm được phát hiện trước đây ở Mỹ nhưng nó không rõ ràng nếu xu hướng này cũng xảy ra đúng như vậy ở Anh.

“Tôi chỉ thấy thật thú vị khi những người muốn được hạnh phúc thực ra là những người không hạnh phúc.” – (Vogt cho biết)

Vogt và các đồng nghiệp đã chọn 151 học sinh, đa số là nữ và đưa chúng một loạt các bảng câu hỏi khảo sát làm trực tuyến trên mạng. Những câu hỏi này kiểm tra thái độ họ từ việc coi trọng cảm giác hạnh phúc bao nhiêu cho đến những cảm xúc của họ có tác động cỡ nào, họ thấy việc gạc bỏ những cảm xúc của mình dễ cỡ nào và những triệu chứng liên quan đến trầm cảm của họ ở mức độ nào.

Các kết quả nghiên cứu được công bố trên Journal of Happiness Studies tiết lộ rằng những người đặt nặng cảm giác hạnh phúc nhiều hơn thì có số điểm về triệu chứng trầm cảm cao hơn.

Mối liên kết dường như giảm xuống ít nhất một phần nào đó với những cá nhân bị chi phối bởi những cảm giác hoặc các trạng thái cảm xúc và làm giảm khả năng định hình lại suy nghĩ hoặc trải nghiệm hơn. Đặc điểm thứ hai cũng có liên quan đến các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Mối tương quan giữa việc coi trọng cảm giác hạnh phúc và bệnh trầm cảm cũng là một phần làm giảm việc kiềm nén cảm xúc. Vogt cho biết: “Sự kiềm nén không [được xem] là một chiến lược kiểm soát cảm xúc thành công bởi khi đó bạn đang cố không nghĩ đến những gì mà bạn nghĩ về nó suốt một thời gian dài”

Đội nghiên cứu đã lặp lại thử nghiệm đó với 299 người khác, lần này họ thêm vào một bảng câu hỏi khảo sát về chứng bệnh tâm thần để tìm hiểu liệu có các kết quả cho ra bởi những người trải qua cảm giác hạnh phúc tột đỉnh chẳng hạn như người bị rối loạn lưỡng cực hay không. Đội nghiên cứu cũng hỏi về mức độ mà những người tham gia tận hưởng những trải nghiệm lạc quan vui vẻ.

Lại lần nữa, các kết quả cho thấy rằng những người quá chú trọng cảm giác hạnh phúc cũng có điểm số về triệu chứng trầm cảm cao hơn – kết quả này không bị ảnh hưởng bởi điểm số về chứng bệnh tâm thần. Tuy nhiên mối tương quan đó là gián tiếp, được giải thích rõ ràng bởi sự chi phối nhiều hơn do những cảm xúc, những cảm xúc tích cực cảm thấy khó chịu hơn và làm khả năng tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ thấp hơn.

Mặc dù Vogt nói rằng nghiên cứu này không thể chứng minh rằng việc đặt nặng giá trị hạnh phúc nhiều gây ra các triệu chứng trầm cảm nhưng cô cũng cho rằng nó có vẻ hợp lý. “Nếu nó là điều ngược lại, nếu trầm cảm làm cho người ta quá chú trọng vào giá trị hạnh phúc thì tôi nghĩ mối tương quan đó có thể tìm thấy ở mọi quốc gia.” – (Cô cho biết và lưu ý thêm ở Nga và các nước Đông Á đã tìm thấy khuynh hướng ngược lại.)

Vogt cho biết mối tương quan giữa việc đặt nặng giá trị hạnh phúc và các triệu chứng trầm cảm không bị giới hạn với những người mắc chứng trầm cảm lâm sàng. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có những mặt hạn chế bao gồm nó chủ yếu liên quan đến phụ nữ và không giải thích về tình trạng sức khỏe hay tình trạng kinh tế xã hội của những người tham gia mặc dù tất cả họ đều trẻ tuổi và đang học đại học.

Mặc dù mối tương quan giữa việc đặt nặng giá trị hạnh phúc và các triệu chứng trầm cảm được thấy ở các quốc gia dân tộc nhưng nó biểu hiện mạnh mẽ hơn ở những người Anh Quốc tham gia so với những người đến từ quốc gia khác hoặc người có hai quốc tịch – đề xuất mặt ảnh hưởng về văn hóa.

Vogt cho biết nghiên cứu đang được thảo luận cho thấy rằng những người phương Tây có xu hướng tập trung vào các mục tiêu chẳng hạn như thăng tiến hơn là giúp đỡ người khác hoặc dành thời gian cùng gia đình và bạn bè – điều này được tìm thấy ở các nước Đông Á. Đội nghiên cứu cho rằng điều đó chỉ ra những người ở Anh và Mỹ có lẽ đang tập trung theo đuổi niềm hạnh phúc sai cách.

Vogt cho biết: “Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều biết những gì làm chúng ta hạnh phúc khi chúng ta nghĩ về nó và nó có lẽ không phải là việc thăng chức hay thứ gì to lớn, có thể đó là những điều nhỏ nhặt mà thôi.”

Nguồn: The Guardian

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ