Những thói quen rửa rau sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe

Thói quen rửa rau sai cách không những không đảm bảo vệ sinh mà còn có thể làm mất chất dinh dưỡng của thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Để có cách rửa rau sạch nhất mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng trong rau, đảm bảo sức khỏe, bạn nên tránh những sai lầm dưới đây nhé!

Ngâm rau trong nước quá lâu

Đây là một sai lầm khi rửa rau nhiều người mắc phải. Cách làm này không chỉ không có tác dụng với rau ngậm hóa chất mà còn làm mất rất nhiều dinh dưỡng trong rau. Hơn nữa, việc ngâm rau lâu trong nước có thể khiến các loại chất bảo quản thực vật thẩm thấu ngược lại vào rau ngay ra nguy hiểm.

Theo chuyên gia, thay vì ngâm bạn nên xối rau dưới vòi nước cho đến khi sau sạch hẳn. Đây là cách giúp loại bỏ chất bẩn và dư lượng thuốc trừ sâu, hạn chế khiến rau bị mất chất.

thoi quen sai lam 3

Cắt rau rồi mới mang đi rửa

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nên rửa rau xong rồi mới được cắt. Nếu cắt rau xong mới rửa sẽ làm mất một lượng vitamin thường tồn tại ở dạng nước. Rau sau khi cắt, lại bị ngâm vào nước sẽ bị tổn thất từ 14-23% giá trị dinh dưỡng, nếu ngâm trong một đêm lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất, protein tan trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ.

Ngâm rau trong nước muối

Lâu nay, nhiều bà nội trợ vẫn có thói quen ngâm rau, củ quả bằng nước muối trước khi chế biến để khử độc, đảm bảo an toàn cho thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo, đây là cách làm sai lầm bởi nước muối gần như “vô tác dụng” trong việc loại bỏ thuốc trừ sâu và hóa chất.

Hiện nay chưa có dung dịch nào có thể loại trừ hoàn toàn thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản trên các loại rau, củ và các thực phẩm khác. Đối với một số loại thuốc trừ sâu không thẩm thấu tức là chỉ bảo vệ ở bề mặt rau bên ngoài có thể loại bỏ hóa chất bằng cách rửa rau dưới vòi nước sạch nhiều lần.

Riêng đối với những loại thuốc sâu tác dụng lên sâu bệnh theo cơ chế nội hấp (thuốc ngấm vào rau quả, con sâu ăn rau quả đó sẽ chết) thì buộc phải có thời gian cách ly để thuốc phân hủy hết chứ không có cách nào rửa sạch.

thoi quen sai lam 1

Rau chỉ cần rửa 2 – 3 nước là sạch

Nhiều người cho rằng, rau chỉ cần rửa 2 – 3 nước là sạch, khi nấu lên các vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, để rau thực sự “sạch” cách rửa phải cầu kỳ hơn thế rất nhiều. Thực tế, nếu chỉ rửa 2 – 3 nước khó có thể loại bỏ được tối đa tạp chất bẩn như đất, rác, kí sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… mà mắt thường không nhìn thấy.

Rửa rau bằng baking soda hoặc giấm có thể làm giảm thuốc trừ sâu

Một số người tin rằng các đặc tính axit-bazơ của baking soda và giấm có thể làm giảm lượng thuốc trừ sâu còn lại nhanh hơn và có tác dụng diệt khuẩn nhất định. Thật ra, baking soda có tính kiềm yếu, nó thực sự có thể trung hòa thuốc trừ sâu có tính axit, nhưng phải mất một thời gian dài. Nếu rửa bình thường thì không thể đạt được hiệu quả. Ngoài ra, thuốc trừ sâu không nhất thiết phải có tính axit. Giấm có tính axit, nhưng nó sẽ kéo dài thời gian thoái biến của thuốc trừ sâu, và hương vị giấm cũng sẽ ảnh hưởng đến hương vị ban đầu của các loại rau.

thoi quen sai lam 8

 Rửa rau bằng dung dịch rửa rau quả

Nhiều người rất tin tưởng vào dung dịch rửa rau quả vì cho rằng chúng có thể loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu và bụi bẩn trên bề mặt rau. Tuy nhiên, không thể có bất kỳ loại tẩy rửa nào đảm bảo rửa sạch rau một cách tuyệt đối. Nước rửa rau quả không hiệu quả trong việc làm sạch toàn bộ các chất độc hại vì thành phần chính của các loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium, hương liệu hóa chất…

Không những vậy, khi chúng ta sử các loại nước rửa hoa quả có chứa hương liệu hóa chất, thì vô hình chung, chúng ta đã dung nạp vào cơ thể 2 loại hóa chất: một loại hóa chất từ nước rửa hoa quả, một loại hóa chất từ các hóa chất bảo vệ thực vật.

Những nguyên tắc rửa đúng cách đối với từng loại rau xanh

thoi quen sai lam 5

Trái cây và rau ăn củ

Với những loại trái cây và rau ăn củ, mặc dù chúng ta có thể gọt hoặc bóc bỏ đi vỏ của những thực phẩm này, tuy nhiên vi khuẩn từ lớp vỏ bên ngoài vẫn sẽ hoàn toàn có thể lây lan vào phần ăn được bên trong. Vì vậy, chúng ta luôn cần rửa sạch những loại quả như chuối, dưa hấu, cam hay các loại củ như cà rốt, khoai tây trước khi ăn, dù ta không hề tiêu thụ vỏ của chúng.

Đối với rau ăn lá

Rau ăn lá được xếp vào loại ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao bởi dễ bị các loại vi khuẩn E.Coli và Salmonella thâm nhập từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Đặc biệt các nhánh rau và cuống rau là những bộ phận có nhiều dư lượng thuốc trừ sâu nhất.

Do vậy, với các loại rau như bắp cải, cần tây, rau diếp… chúng ta nên cắt bỏ phần ngọn hoặc phần ngoài cùng của chúng, sau đó ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Các cành rau nhỏ như rau muống phải rửa làm nhiều lần. Sau đó rửa lại từng mớ nhỏ dưới vòi nước.

thoi quen sai lam 7

Đối với rau ăn hoa

Những loại rau ăn hoa như bông cải xanh nhìn bề ngoài có vẻ sạch nên nhiều người thường chỉ rửa bằng nước, tuy nhiên phía bên trong lại rất dễ ẩn thuốc trừ sâu và côn trùng mà nếu chỉ rửa nước đơn giản sẽ không làm sạch hoàn toàn được chúng.

Cách tốt nhất là chúng ta cần cọ rửa nhẹ lên bề mặt, sau đó chia thành từng phần nhỏ và ngâm trong nước muối loãng 5 phút, cuối cùng rửa sạch bằng vòi nước. Tốt nhất nên chần qua nước sôi có pha một lượng ít muối trước khi nấu, như vậy màu của rau sẽ xanh và an toàn hơn.

Nấm

Đối với nấm chúng ta nên nhặt bỏ phần cuống cứng ở phía dưới trước khi rửa sạch. Sau đó, hãy ngâm nấm với nước muối loãng một lúc rồi dùng tay khuấy đều theo chiều kim đồng hồ để tạp chất trong khe tự động rơi ra.

DT (tổng hợp) – Nguồn ảnh: Internet

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ