Các mẹo để kiểm soát tình trạng ăn uống khi căng thẳng

Bạn có bao giờ cảm thấy muốn ăn một miếng bánh sô cô la hay một túi sô cô la viên sau một ngày làm việc căng thẳng chưa? Nếu có thì bạn không phải là người duy nhất như vậy. Các nghiên cứu cho thấy các sự việc gây căng thẳng làm kích hoạt các cơ chế liên quan đến trao đổi chất, khả năng nhận thức và thưởng phạt.

Điều đó có nghĩa gì với vòng eo của bạn? Nghĩa là thanh kẹo bạn đang muốn ăn sau một sự việc căng thẳng (hoặc một chuỗi các sự việc căng thẳng) có thể do tác động kết hợp của các yếu tố sinh lý và tâm lý.

AdobeStock 247321155.0

Căng thẳng ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn như thế nào?

Những nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường xuyên có mức căng thẳng cao có khuynh hướng thém an theo cảm tính. Ngoài các phản ứng tâm lý với áp lực còn có các phản ứng sinh lý. Trong lúc bị căng thẳng, cơ thể tiết ra hóoc môn cortisol giúp cơ thể tự bảo vệ. Tuy nhiên, nếu hàm lượng cortisol cao trong thời gian kéo dài như trong những khi căng thẳng sản sinh liên tục lặp đi lặp lại, điều này có thể dẫn đến tăng lượng thức ăn nạp vào cơ thể, trữ mỡ và tăng cân.

Thời điểm có phải là vấn đề?

Theo một nghiên cứu từ Cục Khoa học thần kinh và hành vi Johns Hopkins, thời điểm có lẽ đóng một vai trò trong các phản ứng của sự thèm ăn và hóoc môn tiết ra ở cơ quan tiêu hóa sẽ phản ứng với món chúng ta an vào và những khó chịu gây ra stress.(mức khó chịu này d0ã đưa đưa vào nghiên cứu để xem con người chúng ta phản ứng với các loại thực phẩm khác nhau và các yếu tố gay căng thẳng như thế nào ) Nghiên cứu này cho thấy rằng “buổi chiều/tối có lẽ là thời điểm có nguy cơ ăn quá nhiều cao, cụ thể là khi kèm với việc tiếp xúc áp lực căng thẳng và với những người ăn uống vô độ.” Điều này nghĩa là bữa ăn khi đi làm trở về nhà hoặc bữa tối có thể là khoảng thời gian mà bạn rất có thể ăn nhiều hơn mức bạn nên ăn.

Để kiềm chế nguy cơ tăng việc ăn uống này hãy chú ý đến các thói quen ăn nhẹ sau một ngày dài làm việc để giúp tránh tăng cân. Hãy thử chuẩn bị những bữa ăn nhẹ sẵn để kiểm soát khẩu phần ăn hoặc thậm chí dùng nhật ký ăn uống để theo dõi những gì bạn ăn, ăn bao nhiêu và khi nào.

Làm sao để kiểm soát tình trạng ăn uống khi căng thẳng?

  1. Tập lưu tâm đến việc ăn uống. Hãy biết rằng sự thèm ăn của bạn có thể gây ra bởi những sự việc căng thẳng và sau đó hãy tự hỏi bản thân bạn có thật sự đói không? Hãy đợi vài phút trước khi ăn.

2. Hãy tìm những lựa chọn tốt cho sức khỏe. Nếu bạn vẫn cảm thấy cần ăn bữa nhẹ thì hãy cân nhắc những lựa chọn có lượng calo và chất béo thấp hơn những thứ bạn đã chọn trước kia. Dưới đây là một số bữa ăn nhẹ tốt cho sức khỏe mà tôi yêu thích:

  • Những thức ăn ngọt: Cắt một quả táo và phết một chút bơ hạt lên. Sự kết hợp giữa carbohydrate, protein và chất béo tốt cho cơ thể sẽ giúp bạn kiềm chế sự ngon miệng của bạn và thỏa mãn cơn thèm ngọt của bạn.
  • Những thức ăn mặn: Cân nhắc thêm vào món súp gà khai vị vào món trứng nhồi để được một lựa chọn cho bữa ăn nhẹ có lượng calo thấp và giàu protein.

3. Hãy xem số lượng khẩu phần ăn. Thay vì mua cả một hộp cho bạn hãy để một lượng cỡ khẩu phần ăn nhẹ trên một cái dĩa. Kiểm tra trên bao bì để xem kích cỡ khẩu phần ăn này dành cho ai và hãy cố gắng kiên trì làm theo.

Việc nhờ tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn luôn là một ý kiến hay khi bạn có sự thay đổi trong chế độ ăn.

Bài báo trên được viết bởi Erin Gager, R.D., L.D.N, chuyên gia dinh dưỡng tại bệnh viện Johns Hopkins.

Nguồn: Johns Hopkins

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ