Điểm mặt 7 “thủ phạm” khiến răng bạn ố vàng, xỉn màu

Ố vàng răng không chỉ gây ra sự mất thẩm mỹ về ngoại hình, mà còn là dấu hiệu xấu cảnh báo cho nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy đâu là nguyên nhân khiến răng ố vàng?

Nguồn: Tổng hợp

Răng vàng, chuyển màu là trường hợp mà răng của bạn chuyển sang màu ngà hoặc màu vàng, nâu đen. Răng xỉn màu có thể do các vấn đề về men răng, hoặc đôi khi lại do các bệnh lý từ trong cơ thể gây ra. Cùng LAVYON điểm qua 10 nguyên nhân điển hình khiến hàm răng bị ố vàng nhé!

  1. Thói quen hút thuốc:

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây răng ố vàng. Nicotine và các hóa chất trong thuốc lá không chỉ giảm men răng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá còn gây hại phổi, giảm cường độ máu chảy đến nướu, gây viêm nướu và mất men răng.

Nguồn: Tổng hợp
Nguồn: Tổng hợp
  1. Uống nhiều Caffeine và trà:

Caffeine và chất màu trong cà phê, trà có thể tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám và gây ố vàng. Một số loại đồ uống khác làm răng xỉn màu có thể kể đến như: rượu vang đỏ (trong rượu vang đỏ có chứa tannin – một chất gây ra tình trạng vàng răng), các loại nước ngọt (đường trong nước có gas sẽ gây hại cho men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, từ đó hình thành các mảng bám), nước chanh (chất axit có trong nước chanh sẽ làm men răng dễ bị mòn, lộ dấu hiệu ngà răng).

Nguồn: Tổng hợp
Nguồn: Tổng hợp
  1. Thói quen ăn uống không tốt:

Thức ăn giàu đường, acid và chất màu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến màu sắc của răng. Các chất tạo màu hóa học hoặc màu tự nhiên của một số loại thực phẩm hoàn toàn có thể gây ra tình trạng răng ố vàng. Hơn nữa, ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều đường, vi khuẩn gây mảng bám và làm răng xỉn màu sẽ ngày càng tích tụ.

  1. Tuổi tác:

Lớp men răng mất dần theo thời gian, làm tăng khả năng răng ố vàng. Thêm nữa, người càng lớn tuổi là người có thời gian tiếp xúc với thức ăn tạo màu và axit càng nhiều. Những thứ đó lâu ngày sẽ hình thành cao răng và xảy ra hiện tượng mất men răng. Một số trường hợp răng sẽ có màu hơi xám.

Nguồn: Tổng hợp
Nguồn: Tổng hợp
  1. Vệ sinh răng miệng không đúng cách:

Thói quen chăm sóc rang miệng qua loa có thể làm các mảng dính trên rang lâu hơn, tích tụ dày đặc khiến rang không chỉ bị sâu mà còn khiến bề mặt bị ố vàng. Một số sai lầm thường gặp khi vệ sinh răng miệng như:

  • Chải răng không đúng cách: Chải răng theo chiều ngang hoặc chảy qua loa, không chải kỹ các bề mặt của răng…
  • Chải răng quá nhanh: Theo khuyến cáo, trong mỗi lần, chúng ta nên thực hiện đánh răng trong khoảng 2 – 3 phút, đảm bảo chải qua từng kẽ răng.
  • Đánh răng quá ít: Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo mọi người nên đánh răng hai lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối để có sức khỏe răng miệng tối ưu.
  • Không vệ sinh răng miệng sau khi ăn: Sau khi ăn, nên vệ sinh lại răng miệng để loại bỏ mảnh vụn thức ăn còn mắc lại giữa các kẽ răng. Một trong những thói quen của đại đa số người Việt là dùng tăm xỉa răng thay vì chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tăm xỉa có thể gây mài mòn răng và dẫn đến chảy máu lợi.
Nguồn: Tổng hợp
Nguồn: Tổng hợp
  1. Yếu tố di truyền:

Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò trong màu sắc của răng. Nếu bố mẹ có màu răng vàng tự nhiên do men răng yếu thì khả năng con cái sẽ có răng vàng do gen di truyền. Dù vậy, nếu như chăm sóc răng đúng cách, tình trạng này vẫn có thể được kiểm soát.

  1. Bệnh lý:

Một số bệnh lý hoặc liệu pháp khi điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến men răng và làm ố vàng răng, chẳng hạn như: Tia bức xạ khi hóa trị ung thư, thuốc kháng sinh tetracycline, doxycycline làm ố vàng vĩnh viễn (khi dùng cho trẻ dưới 8 tuổi hoặc dùng trong nửa sau của thai kỳ).

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ