Giấc ngủ và tầm quan trọng: Vì sao bạn cần phải ngủ?

Chúng ta hay đùa “buồn nào rồi cũng sẽ qua, chỉ có buồn ngủ không tha ai bao giờ”. Vậy có bao giờ bạn tò mò vì sao chúng ta cần một giấc ngủ chưa?

Đúng hay sai: Các cơ quan trong cơ thể tạm ngưng hoạt động khi bạn ngủ?

Ngủ là một trạng thái được đặc trưng bởi sự thay đổi hoạt động của sóng não, nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và các chức năng sinh lý khác, nó làm giảm khả năng đáp ứng với các kích thích bên ngoài.

Hầu hết mọi người đều tin rằng cơ thể cũng như não bộ tạm ngưng hoạt động khi thực hiện nhu cầu này. Thật sự, theo chuyên gia Johns Hopkins và nhà thần kinh học Mark Wu cho biết não bộ hoạt động rất tích cực trong khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, nó tham gia vào một số hoạt động cần thiết cho cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người theo nhiều cách.

Giac-ngu-va-tam-quan-trong-Vi-sao-ban-can-phai-ngu
Não bộ tham gia vào các hoạt động cần thiết khi bạn ngủ

Vì sao giấc ngủ quan trọng?

Có bao giờ bạn thức dậy cảm thấy mờ mịt, đầu nặng trĩu không? Từ đó, bạn có thể nhận thấy được giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần như thế nào.

Đầu tiên, khi bạn không ngủ được, não bộ không thể hoạt động tối ưu như bình thường. Các nhà nghiên cứu tin rằng hoạt động này giúp thúc đẩy quá trình loại bỏ chất độc hại tích tụ trong ngày ra khỏi hệ thần kinh trung ương nhờ hệ thống glymphatic (giải phóng chất thải), giúp não của bạn hoạt động tốt hơn khi bạn thức dậy. Nó còn ảnh hưởng đến một số khía cạnh của não bộ như chức năng chuyển đổi ký ức ngắn hạn thành ký ức dài hạn của bộ nhớ, khả năng tập trung, khả năng quyết định hay là khả năng giải quyết vấn đề,…

Giac-ngu-va-tam-quan-trong-Vi-sao-ban-can-phai-ngu
Tâm trạng trở nên cáu gắt hơn khi thiếu ngủ

Thứ hai, các mối nguy hại về sức khỏe tăng lên, dẫn đến một số bệnh thần kinh như trầm cảm, rối loạn thần kinh và các chứng bệnh như đau nửa đầu. Nguy cơ mắc các bệnh hoặc tình trạng bệnh sẽ trở nên nguy cấp hơn như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, đột quỵ. Tâm trạng cũng bị ảnh hưởng như trở nên khó chịu, cáu gắt hơn.

Các tế bào thần kinh kiểm soát giấc ngủ có mối liên kết chặt chẽ với hệ miễn dịch. Khi bị bệnh, hệ miễn dịch tiết ra các chất khiến chúng ta muốn nghỉ ngơi để cơ thể bảo tồn năng lượng, hệ miễn dịch sử dụng năng lượng đó kết hợp với các nguồn lực khác chống lại vi-rút gây bệnh.

Giac-ngu-va-tam-quan-trong-Vi-sao-ban-can-phai-ngu
Thiếu ngủ ảnh hưởng hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể dễ mắc bệnh

Giấc ngủ như thế nào là đủ? 

Nhu cầu về giấc ngủ của mỗi người là khác nhau, có những người chỉ cần 6 tiếng là đủ sẵn sàng chào đón ngày mới trong khi một số khác cần 10 tiếng. Thời lượng trung bình mà các chuyên gia đưa ra cho người trưởng thành là 7 – 9 tiếng để cơ thể có thể hoạt động trong trạng thái tốt nhất.

Giac-ngu-va-tam-quan-trong-Vi-sao-ban-can-phai-ngu
Thời lượng ngủ tuỳ vào nhu cầu của cơ thể mỗi người

Giấc ngủ quan trọng giúp cơ thể và não bộ chúng ta hoạt động tốt hơn, tinh thần sẵn sàng cho ngày mới. Khi nhu cầu cần thiết này gặp vấn đề, nó khiến bạn gặp một số triệu chứng như giảm trí nhớ, hệ miễn dịch suy yếu, tâm trạng thất thường. Ai cũng sẽ gặp tình trạng mất ngủ trong khoảng thời gian nào đó trong đời, bên cạnh các phương pháp và hoạt động giúp bạn cải thiện giấc ngủ, nếu tình trạng kéo dài, bạn nên tìm sự trợ giúp từ bác sĩ để có thể được điều trị sớm nhất.

Đọc thêm:

Thiếu ngủ “đáng sợ” như thế nào? Nguyên nhân khiến bạn “héo úa”

Thiếu ngủ có đủ “tàn phá” cơ thể bạn?

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ