Nhịn ăn gián đoạn: 3 loại hình phổ biến và những người không nên áp dụng

Hiện nay, nhịn ăn gián đoạn là một phương pháp giảm cân đang thịnh hành đối với nhiều người. Phương pháp này khá dễ thực hiện và không cần quá khắt khe với thực phẩm được tiêu thụ. Nhưng liệu bạn có phù hợp với chế độ ăn này không?

Nhịn ăn gián đoạn là gì?

Việc kiểm soát loại và lượng thức ăn tiêu thụ vào cơ thể hầu hết được các phương pháp giảm cân dựa vào, nhưng với phương pháp nhịn ăn gián đoạn, thời điểm ăn mới là quan trọng hơn nhiều. Phương pháp ăn này nhìn chung không khác mấy với thói quen ăn uống thường ngày của chúng ta. Đến đúng giờ thì ăn, có ba hoặc bốn bữa ăn trong một ngày và giữa các bữa ăn thì nhịn. Tuy nhiên, khi áp dụng nhịn ăn gián đoán, người thực hiện cần tuân thủ đúng theo vòng lặp thời gian mà họ chọn cho chu kỳ nhịn – ăn.

nhịn ăn gián đoạn
Phương pháp này khá dễ thực hiện và không cần quá khắt khe với thực phẩm được tiêu thụ.

Hiệu quả của phương pháp nhịn ăn gián đoạn?

Kiểm soát tổng lượng kcal nạp vào cơ thể là mục đích của phương pháp này. Cơ thể sẽ hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng của chế độ ăn bình thường và nguồn năng lượng cho cơ thể sẽ được hấp thụ từ glucose trong khoảng thời gian được ăn. Trong khi đó, khoảng thời gian nhịn ăn sẽ tiêu hoá hết lượng thực ăn vừa tiêu thụ, cơ thể chuyển sang sử dụng thể ketone từ chất béo. Hay nói cách khác, cơ thể sẽ đốt mỡ để làm năng lượng, nó được gọi là quá trình thay đổi chuyển hoá.

3 loại phổ biến của nhịn ăn gián đoạn

1. Loại 16/8

16/8 để chỉ chu kỳ nhịn – ăn trong một ngày. Được hiểu như bạn có thể tiêu thụ thức ăn trong khoảng thời gian 8 tiếng, sau đó còn 16 tiếng không được ăn gì. Ví dụ, bạn có thể nạp đủ 3 bữa ăn trong khoảng từ 12 giờ trưa cho đến 8 giờ tối và nhịn không được ăn gì từ 8 giờ tối đến 12 giờ trưa hôm sau.

Trong 3 loại của nhịn ăn gián đoạn thì đây là cách phổ biến và dễ thực hiện nhất. Nếu theo ví dụ trên, nó chỉ như bạn bỏ qua bữa ăn sáng. Có thể thấy, những người có thói quen bỏ bữa sáng lại vô tình áp dụng phương pháp này.

nhịn ăn gián đoạn
16/8 để chỉ chu kỳ nhịn – ăn, có thể tiêu thụ thức ăn trong khoảng thời gian 8 tiếng, sau đó còn 16 tiếng không được ăn gì.

2. Loại ăn – nhịn – ăn

Ăn – nhịn – ăn được tạo bởi Brad Pilon, đây là loại nhịn ăn tương đối khó. Thời gian nhịn ăn của loại này là 24 tiếng, chỉ nên thực hiện một đến hai lần trong tuần. Trong khoảng thời gian được ăn, bạn có thể tiêu thụ thức ăn theo thói quen thường ngày. Nhưng trong 24 tiếng bạn lựa chọn để nhịn ăn, bạn chỉ có thể uống nước hoặc cà phê (không đường, không sữa) hoặc các loại thức uống không kcal.

Loại này được thực hiện và tính trong vòng 48 tiếng, thời gian nhịn ăn trong khoảng 24 tiếng. Yêu cầu của loại này có thể gây nhầm lẫn như 1 ngày ăn, 1 ngày nhịn rồi tiếp tục 1 ngày ăn (hiểu lầm theo hướng này có thể khiến cơ thể bị đói quá lâu khi thời gian nhịn ăn lên đến 36 tiếng, điều này mang đến nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ lớn). Ví dụ, nếu bữa ăn cuối trong ngày của bạn rơi vào 8 giờ tối, bạn sẽ cần nhịn ăn đến 8 giờ tối hơn sau mới được tiêu thụ thức ăn.

nhịn ăn gián đoạn
Ăn – nhịn – ăn được tạo bởi Brad Pilon, đây là loại nhịn ăn tương đối khó

3. Loại 5:2

Loại 5:2 này được chia theo tuần. Trong tuần có 7 ngày, bạn sẽ ăn uống bình thường trong 5 ngày, 2 ngày còn lại vẫn được tiêu thụ thức ăn nhưng hạn chế lượng calo hấp thụ (theo một số chuyên gia khuyến khích 500 kcal đối với nữ và 600 kcal đối với nam).

Loại này tương đối phù hợp đối với những người không giỏi nhịn ăn trong khoảng thời gian dài. Đã có một số nghiên cứu chứng minh loại hình này hiệu quả đối với những người bị thừa cân và béo phì, không có bệnh nền.

nhịn ăn gián đoạn
Trong tuần có 7 ngày, bạn sẽ ăn uống bình thường trong 5 ngày, 2 ngày còn lại vẫn được tiêu thụ thức ăn

Những người không phù hợp với nhịn ăn gián đoạn

Các nhà khoa học theo số liệu thống kê, phương pháp nhịn ăn gián đoạn này có nhiều tác dụng phụ đối với phái nữ hơn là phái nam. Một số người phụ nữ áp dụng phương pháp này nhận thấy tình trạng kinh nguyệt của họ không đều như trước.

Những người có tiền sử bệnh huyết áp thấp, tiểu đường, đang điều trị bằng thuốc kê đơn, thường xuyên làm việc nặng hoặc phụ nữ đang mang thai, cho con bú đều nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định theo phương pháp này.

nhịn ăn gián đoạn
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng cho phương pháp nhịn ăn gián đoạn này

Về lâu dài, nhịn ăn gián đoạn có sự ảnh hưởng tiêu cực đến tín hiệu no – đói của cơ thể. Nó có thể khiến tăng cảm giác thèm ăn và làm bạn ăn cảm thấy không no vì cơ thể chuyển sang chế độ ăn để dự trữ năng lượng cho lần nhịn ăn tiếp theo. Cân nặng có khả năng sẽ tăng lại rất nhanh khi bạn không theo phương pháp này nữa.

Đọc thêm:

Bỏ bữa sáng có thực sự giúp bạn giảm cân?

6 Bí quyết giảm cân – giữ dáng được Song Hye Kyo áp dụng giúp “thăng hạng nhan sắc”

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ