Sức mạnh của suy nghĩ tích cực

Sau đây là một tin tức làm ấm lòng chúng ta: Những người trong gia đình có tiền sử bệnh tim mà có góc nhìn lạc quan thì nằm trong số ⅓ những trường hợp ít có khả năng bị đau tim hơn hoặc là các bệnh về tim mạch khác trong vòng từ 5 đến 25 năm hơn là những người suy nghĩ tiêu cực.

Đó là phát hiện tìm ra bởi chuyên gia của Johns Hopkins Lisa R., M.P.H và các đồng nghiệp của cô. Nghiên cứu đó được thực hiện với cả những người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh động mạch vành và những người suy nghĩ tích cực trong dân số nói chung có khả năng giảm đến 13% rủi ro bị đau tim hay động mạch vành hơn những người suy nghĩ tiêu cực.

Yanek và đội của cô xác định suy nghĩ “tích cực” hay “tiêu cực” bằng cách dùng một công cụ khảo sát đánh giá mức độ vui vẻ, mức năng lượng, độ lo lắng và hài lòng với sức khỏe và với cả cuộc sống nói chung. “Tuy nhiên bạn không cần khảo sát để đánh giá sự tích cực của riêng bạn. Tôi nghĩ rằng mọi người đều có khuynh hướng hiểu được họ như thế nào.” – (Yanek cho biết)

Niềm hy vọng và trái tim bạn

Vẫn còn khá nhiều nghi vấn về cơ chế liên kết giữa sức khỏe và sự lạc quan nhưng các nhà nghiên cứu đặt nghi vấn rằng những người lạc quan hơn có thể được bảo vệ bản thân họ tốt hơn tránh bị thiệt hại lớn hơn do căng thẳng gây ra. Một khả năng khác là niềm hy vọng và sự lạc quan giúp người ta đưa ra các quyết định tốt hơn về sức khỏe và cuộc sống và tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu dài hạn. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra những cảm xúc tiêu cực có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Tuy nhiên, rõ ràng là hoàn toàn có một sự liên kết giữa “sự lạc quan” và sức khỏe. Những nghiên cứu khác nhận thấy rằng trạng thái lạc quan giúp tăng thêm thu nhập và sự hài lòng trong cuộc sống qua nhiều tình trạng khác nhau bao gồm cả chấn thương sọ não, đột quỵ và u não. 

Bạn có thể nghĩ tích cực nhiều hơn không?

“Mặc dù tính cách lạc quan là thứ chúng ta đã có từ khi được sinh ra và không phải là thứ mà chúng ta vốn dĩ có thể thay đổi. Bạn có thể làm theo các bước sau để giúp bạn có quan điểm tốt hơn và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch.” – (Yanek cho biết)

Đơn giản là cười nhiều hơn

Positive 2

Một nghiên cứu của Đại học Kansas cho thấy mỉm cười hay kể cả là gượng cười giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim và cao huyết áp khi bị áp lực căng thẳng. Vì thế hãy thử dành vài phút làm liệu pháp xem hài trên Youtube khi bạn đang dậm chân chờ xếp hàng hay đang cáu gắt trong công việc hay trong gia đình. Thật là khó để xem một video hài yêu thích mà không nở nụ cười nào.

Tập định hình lại

Ví dụ như thay vì căng thẳng về việc kẹt xe, hãy chấp nhận sự thật rằng bạn có thể mua một chiếc xe và dành thêm vài phút để nghe nhạc hay nghe tin tức, chấp nhận rằng bạn không thể làm gì khác hơn để giải quyết tình trạng kẹt xe.

Tập có được khả năng thích nghi

Khả năng thích nghi là khả năng thích ứng với các tình huống căng thẳng và/hay tiêu cực và mất mát. Các chuyên gia đề xuất những cách hiệu quả để giúp bạn có được khả năng thích nghi:

  • Duy trì các mối quan hệ tốt với gia đình và bạn bè.
  • Chấp nhận thay đổi là một phần của cuộc sống.
  • Khi gặp vấn đề thì hãy hành động xử lý hơn là chỉ biết hy vọng chúng sẽ biến mất hay chờ đợi ai đó giải quyết vấn đề cho mình.

Các định nghĩa

Bệnh tim mạch: Các vấn đề về tim hoặc mạch máu thường do chứng xơ vữa động mạch gây ra – đó là sự tích tụ chất béo trong thành động mạch và gây ra bởi bệnh cao huyết áp làm mạch máu yếu đi, kích thích triệu chứng xơ vữa động mạch và làm cứng động mạch. Hở van tim, suy tim và rối loạn nhịp tim cũng là các loại bệnh về tim mạch.

Phản ứng miễn dịch: Cách mà hệ miễn dịch của bạn xác nhận và tự chống lại các vi khuẩn, vi rút, độc tố và các thành phần gây hại khác. Một phản ứng có thể có bất kỳ triệu chứng nào từ ho và hắt hơi cho tới gia tăng các tế bào bạch cầu mà có khả năng tấn công các chất lạ.

Nguồn: Johns Hopkins

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ