Cách làm giảm căng thẳng: Kế hoạch 6 bước để bạn cảm thấy vui vẻ

Relieve stress

“Bị căng thẳng là điều không thể tránh được nhưng kiểm soát được thì căng thẳng có thể giúp tăng cảm xúc, phát triển trí tuệ và khả năng phục hồi khi chúng ta già đi.” – (Chuyên gia kiểm soát căng thẳng của Johns Hopkin Frances Callahan, LCSW-C cho biết)

Cô đã vạch ra một kế hoạch để việc kiểm soát căng thẳng dễ dàng thực hiện với mọi lứa tuổi.

Xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng

Một khi bạn biết được vấn đề căng thẳng của bạn bắt nguồn từ đâu- có thể là từ một mối quan hệ, con cái, khối lượng công việc, vấn đề sức khỏe, bạn đôi khi có thể giảm bớt hoặc tránh được. Sau khi suy nghĩ tập trung hơn vào vấn đề này, bạn có lẽ sẽ xác định được các bước có hiệu quả thực tế để cải thiện tình hình. Thậm chí nếu không thể thay đổi các nguyên nhân gây ra stress, sự chuyển đổi cách nhìn có lẽ sẽ giúp làm giảm bớt căng thẳng. Ví dụ, nếu một người bạn làm bạn bị b61n loạn, thì việc ngừng lại và điều chỉnh những mong muốn của bạn có thể để bạn giữ mối liên kết khăng khít này. 

Luôn kết nối với mọi người

Duy trì, cải thiện và tăng thêm các mối quan hệ tốt đẹp với những người bạn tận tình và gia đình càng làm tăng khả năng thích nghi phục hồi cao. Nhiều người nhận thấy các mối liên kết với gia đình, hàng xóm và thậm chí với thú nuôi giúp họ thấy lạc quan và tràn đầy năng lượng, thậm chí nếu con cháu không ở gần bên bạn. 

Luôn năng động

Các hoạt động vận động cơ thể tiết ra các hoóc – môn Endorphins giúp mang lại cảm giác dễ chịu. Đi bộ nhiều đợt ngắn trong một ngày là một công cụ có tác động mạnh mẽ để giảm bớt căng thẳng. Tập thể dục hoặc tham gia các lớp yoga, khiêu vũ, thái cực quyền với bạn bè cũng giúp thành công ở bước thứ 2 – giữ mối liên kết.

Tìm được điểm “dừng” của bạn

“Sau khi trải nghiệm qua nhiều lần với những thay đổi lớn , yêu cầu cao hay sự mất mát đáng kể, bạn cần biết thời điểm dừng lại và nghỉ ngơi. Thường dành khoảng thời gian và không gian để nghỉ ngơi nghĩa là nói ‘không’ với những lời mời và yêu cầu giúp đỡ, ít nhất thì cũng tạm thời từ chối.” – (Callahan cho biết) Cân nhắc việc dành thời gian yên tĩnh hàng ngày cho việc suy ngẫm, ngẫm nghĩ kỹ lại và lấy hơi thở giúp tăng cường khả năng thích nghi và bình tĩnh.

Lên kế hoạch vui chơi giải trí

Để tránh khỏi sự xô bồ dang chiếm hết cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy lên kế hoạch các hoạt động giải trí trong ngày, tuần, tháng hoặc cả năm. Callahan đề xuất: “Thay vì chỉ chăm chăm lướt trên mạng, hãy dành một ngày nào đó để xem một chương trình đặc biệt một mình hoặc với người bạn yêu thương. Vạch kế hoạch tổ chức một buổi tối vui chơi hàng tháng với bạn bè và bảo họ chia sẻ những điều tốt đẹp với bạn. Xác định những hoạt động vui chơi phù hợp với bạn và lên kế hoạch thực hiện.”

Nhìn nhận lại suy nghĩ của mình về bản chất của căng thẳng

Các phản ứng khi căng thẳng bao gồm tim đập nhanh và thở gấp hơn góp phần cải thiện biểu hiện của chúng ta trong những tình trạng áp lực căng thẳng. Việc tự nhắc nhở bản thân về giá trị tích cực của áp lực có thể giúp giúp ban thực hiện công việc tốt hơn và còn làm giảm bớt những cảm giác bị áp lực, trong trường hợp đó bạn sẽ không để “căng thẳng chồng chất căng thẳng” lên sự căng thẳng gây ra ban đầu. 

Source: Johns Hopkins

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ