Tế bào gốc, thuốc tiên trong đời thật?

Tế bào là đơn vị sống nhỏ nhất của cơ thể. Mỗi tế bào đều có chu kỳ: sinh sản – phát triển – già cỗi và chết đi… Công nghệ dùng Tế bào gốc hiện đang được hiểu như biện pháp giúp thay thế các tế bào già cỗi, đã chết để giấc mơ cải lão hoàn đồng bằng thuốc tiên không còn chỉ trong cổ tích mà hoàn toàn có thể thực hiện trong đời thật. Tế bào gốc có thể biến người già thành trẻ, giúp người trẻ cứ trẻ mãi không, nếu được, thì mặt trái là gì… tất cả sẽ được giải đáp một cách khoa học cùng Illume qua 9 câu hỏi trong chuyên trang Hỏi Đáp Khoa Học về Sức khỏe và Làm đẹp với Tiến sỹ, Bác sỹ Phạm Xuân Khiêm, CEO TMV EMCAS. 

z2344065654601 5f05fb4f6fadd934a2355a9c68555b7e

1. Hỏi: Tế Bào Gốc là gì thưa Bác sỹ?

Đáp: Tế bào là đơn vị sống nhỏ nhất của cơ thể. Mỗi tế bào đều có chu kỳ: sinh sản – phát triển – già cỗi và chết đi… Ví dụ: hồng cầu là 120 ngày, da từ 20 đến 28 ngày. Khi tế bào già cỗi và chết, ngay lập tức, tại mỗi vùng mô hay cơ quan (chính là tập hợp một lượng lớn tế bào) của cơ thể sẽ có một loại tế bào khác sinh sản bù đắp lại số lượng tế bào đã chết đi. Đó chính là tế bào gốc.

2. Hỏi: Như vậy, Tế bào gốc có chức năng chính yếu là gì?

Đáp: Nhiệm vụ, chức năng chính của Tế bào gốc gồm:

Sinh sản: Có hai kiểu sinh sản. Kiểu tế bào gốc sinh ra một cơ thể sống hoàn chỉnh (ví dụ sinh ra một em bé), đó là từ tế bào gốc vạn năng. Kiểu thứ hai là sinh ra một cơ quan (như: Da, Tim, phổi, thận…), đó là tế bào gốc đơn dòng.

Sửa chữa: Chức năng này được hiểu là giúp hồi phục cho các tế bào bị tổn thương hay suy yếu trong các cơ quan của cơ thể. Ví dụ như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thì tế bào gốc làm nhiệm vụ tăng cường gắn kết Oxygen với hồng cầu, làm các tiểu phế quản co bóp đẩy khí cặn tồn dư ra ngoài. Còn với bệnh tiểu đường, tế bào gốc làm nhiệm vụ tăng cường sản xuất insulin tại tuyến tụy, đồng thời làm giảm sự đề kháng Insuline tại các mô đích.
Ngoài ra, Tế bào gốc còn có chức năng thứ ba là giúp hồi phục các mô hay các cơ quan bị tổn thương do bệnh lý hoặc do chấn thương mắc phải. Ví dụ như sau một chấn thương bị liệt tủy hoặc sau một chấn thương bị mất mùi thì Tế bào gốc có nhiệm vụ hồi phục lại chức năng vận động của tế bào thần kinh, cũng như hồi phục lại tế bào khứu giác để người bệnh có thể ngửi được.

IMG 2798 scaled3. Hỏi: Vậy, Tế bào gốc ở đâu trong cơ thể của con người?

Đáp: Tế bào gốc có mặt ở khắp các mô, các cơ quan từ da, mô mỡ, tủy xương, máu… thậm chí mô cơ tim và mô thần kinh cũng có sự hiện diện của Tế bào gốc.

4. Hỏi: Phân biệt Tế bào gốc và tế bào bình thường có khó không, làm sao có thể phân biệt được đâu là tế bào bình thường và đâu là tế bào gốc?

Đáp: Mắt thường dĩ nhiên không thể nhận ra, chỉ trong phòng nghiên cứu hoặc những bệnh viện, Thẩm Mỹ Viện chuyên khoa, đủ chức năng mới có thể nhận biết. Thật ra, trong công nghệ chiết tách tế bảo thì rất việc này không khó. Trên bề mặt của tế bào gốc có rất nhiều Marker, đó là những thụ thể, làm cho Tế bào gốc có ba chức năng đã nêu ở trên.

Các Marker này sẽ bắt được, thấy được qua máy laser chiết tách tế bảo (máy FACS).

Và tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta chọn loại tế bào gốc có Marker thích hợp. Ví dụ: muốn sửa chữa bệnh lý thì chúng ta chọn loại Marker có chức năng sửa chữa. Điều này, giống như một ngôi nhà bị hư thì chúng ta cần công nhân sửa chữa cần thợ xây dựng vậy.

5. Việc lưu giữ và bảo quản Tế bào gốc có thể thực hiện trong điều kiện sống bình thường không?

Đáp: Việc lưu trữ tế bào gốc cần đảm bảo yêu cầu như sau: đúng môi trường, đúng nhiệt độ và tế bào phải ngủ yên.

Lưu ý là môi trường lưu trữ chính là công thức bí mật của từng nơi. Về nhiệt độ để cho tế bào gốc ngủ yên phải: -80°C nếu muốn lưu trữ sáu tháng và -196°C khi muốn lưu trữ trong 5 năm đến 10 năm.

IMG 2871 scaled6. Hỏi: Như vậy không phải bất kỳ TMV nào cũng có thể thực hiện được phương pháp Cải Lão hoàn đồng này cho các khách hàng hay bệnh nhân của mình?

Đáp: Đúng vậy. Tế bào gốc muốn hoạt động thì cần một môi trường chuyên biệt.

Một tế bào gốc lấy ra từ môi trường dự trữ muốn phát huy tác dụng để sinh sản, sửa chữa hay hồi phục thì phải tạo môi trường của cơ quan tổn thương đó, cơ quan bệnh lý đó giống như môi trường thích hợp trước đây mà tế bào gốc đã sống thì mới đem lại hiệu quả.

Khi thụ tinh trong ống nghiệm, Trứng được lấy ra từ Phụ nữ. Tinh trùng từ đàn ông – hợp tử được tạo thành từ trứng và tinh trùng, sau đó được đem trở lại môi trường Tử Cung, và Hợp Tử phát triển thành một thai nhi hoàn chỉnh.

+ Tương tự tế bào gốc đơn dòng tại các mô trong cơ thể, thì chúng phải ở tại đúng nơi mà nó thuộc về thì mới hoạt động và phát huy tác dụng.

7. Hỏi: Có sự khác biệt nào về hoạt động của Tế bào gốc ở từng độ tuổi không?

Đáp: Sự hoạt động của Tế bào gốc giảm dần theo tuổi thời gian của đời sống con người cũng như tuổi thời gian của từng loại mô trong cơ thể – Dễ hiểu hơn là sự hoạt động của tế bào gốc ở những người già sẽ giảm đi hay nói cách khác tế bào gốc ở người trẻ sẽ mạnh hơn tế bào gốc ở người lớn tuổi. Nghĩa là, đừng đợi đến khi thật già mới sử dụng phương pháp này để kéo dài thanh xuân.

Tóm lại:

+ Phải tạo lại môi trường trẻ hơn.

+ Phải đầy đủ những nguyên liệu – sẵn sàng để khi tế bào gốc hoạt động thì sử dụng nguyên liệu do cho việc sinh sản, sửa chữa và phục hồi.

8. Hỏi: Lượng Tế bào gốc sử dụng cho từng người sẽ khác nhau tùy theo cơ thể họ?

Đáp: Có một điều thú vị là khi đưa tế bào gốc vào sửa chữa một mô bị bệnh lý thì các cơ quan khác cũng giành giật tế bào gốc có chức năng sửa chữa đó về cho mình.

Do vậy, cần một số lượng Tế bào gốc thích hợp tương ứng với từng kilôgam cân nặng của người đó. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu đã tìm được một công nghệ chuyên chở tế bào gốc chuyên biệt đến mô đích cần điều trị. Đó là Công nghệ Peptides.

Và khi tập trung ở mô đích rồi thì cần một công nghệ đẩy các tế bào này vào bên trong từng tế bào bị tổn thương. Đó là Công Nghệ Exosome.

TLE 9333 scaled9. Hỏi: hiện tại, Tế bào gốc được quảng bá như thuốc tiên, cải lão hoàn đồng giúp người già thành trẻ, người trẻ thì trẻ mãi, đây là ứng dụng chính của công nghệ tạo Tế bào gốc trong đời sống?

Đáp: Thật ra hình thức ứng dụng tế bào gốc vào y học rõ ràng nhất hiện nay là thụ tinh trong ống nghiệm – IVF (invitro Fertilize) chứ không phải chỉ trong làm đẹp, khiến người người trẻ mãi không già!

Xin cảm ơn và hẹn gặp lại bác sỹ trong kỳ kế tiếp với nội dung: “MẶT TRÁI KHI SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC”.

Hà Võ, Mạc Hà

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ