Thiếu ngủ: biểu hiện khác nhau giữa trẻ nhỏ và người lớn

Thiếu ngủ có những biểu hiện khá phổ biến nên nhiều người cảm thấy bình thường và thường phớt lờ dẫn đến nhiều khi họ không biết mình đang thiếu ngủ. Nếu các mẹ nghĩ trẻ nhỏ ngủ nhiều như vậy chắc không bị rơi vào tình trạng này, thật ra ở độ tuổi nào thiếu ngủ cũng sẽ xảy ra. Và biểu hiện của tình trạng này giữa trẻ nhỏ và người lớn có những điểm khác nhau.

Thiếu ngủ
Ở trẻ nhỏ cũng xảy ra tình trạng thiếu ngủ

Thiếu ngủ là một tình trạng cả trẻ nhỏ và người lớn đều có thể từng mắc phải. Vậy làm sao để biết bạn và bé con có đang trong trạng thái thiếu ngủ hay không? Hãy cùng Lavyon tìm hiểu về nó nha.

Thiếu ngủ là gì?

Thiếu ngủ không giống như là một căn bệnh, nó được dùng để mô tả trạng thái bị gây ra bởi thời lượng ngủ không đủ, chất lượng giấc ngủ không đạt, rối loạn nhịp ngủ sinh học. Hay nói cách khác chúng ta rơi vào trạng thái thiếu ngủ khi không đáp ứng đủ nhu cầu ngủ của cơ thể. Bạn chỉ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ hay tâm trạng thay đổi nếu thiếu ngủ hai, ba ngày nhưng thiếu ngủ mãn tính sẽ kéo thêm những cơn đau về thể chất.

thiếu ngủ
Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất lẫn tinh thần

Giấc ngủ là một trong những nhu cầu cơ bản của cơ thể cũng như hoạt động ăn uống nhưng ít khi được người ta chú ý cho đến khi nó gặp vấn đề và kéo theo những hệ quả khác. Sự gián đoạn của giấc ngủ khiến chất lượng và thời lượng giảm gây ra tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ khi thức. Một người mệt mỏi do thiếu ngủ có những hành động kém hơn bình thường làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, công việc đối với người lớn và ảnh hưởng kết quả học tập đối với trẻ nhỏ.

Biểu hiện của sự thiếu ngủ

Biểu hiện thiếu ngủ của người lớn

    • Ngáp ngắn ngáp dài
    • Có xu hướng ngủ gật nếu ngồi yên trong thời gian dài (đọc báo, xem tivi…)
    • Khó thức dậy vào buổi sáng
    • Luôn cảm thấy buồn ngủ
    • Khả năng tập trung kém và tâm trạng dễ thay đổi

Biểu hiện thiếu ngủ của trẻ nhỏ

Thiếu ngủ của trẻ nhỏ biểu hiện khác với người lớn và cũng khác với những gì các mẹ tưởng, trẻ em sẽ trở nên hiếu động hơn là lờ đờ, gật gù. Các biểu hiện bao gồm:

    • Trở nên thất thường và cáu kỉnh
    • Xuất hiện những cơn giận dữ, khó bảo
    • Cảm xúc dễ bị kích động, dễ “phát điên” với những sự khiêu khích
    • Ngủ ngày
    • Khóc lóc khi thức dậy vào buổi sáng
    • Ba mẹ phải cưỡng ép rời khỏi giường vào buổi sáng

Nguyên nhân dẫn đến thiếu ngủ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu ngủ, giấc ngủ bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường hoặc do tình trạng bệnh lý. Một vài nguyên nhân dẫn đến thiếu ngủ phổ biến sau:

  • Sự lựa chọn: có người chưa nhận ra tầm quan trọng của giấc ngủ và cũng có người ưu tiên những hoạt động khác hơn việc ngủ. Thay vì ngủ vào một thời điểm hợp lý thì họ lựa chọn thức khuya hơn để giao lưu, coi phim giải trí…
  • Bị bệnh: một số loại bệnh có thể gây gián đoạn giấc ngủ, do tác động thể chất như cảm lạnh, cảm cúm làm bạn ho khan, khó thở khiến bạn bị thức giấc thường xuyên.
  • Công việc: việc làm theo ca không cố định khiến gián đoạn chu kỳ ngủ – thức, cơ thể không thể làm quen với nhịp thay đổi thường xuyên khiến bạn rơi vào tình trạng thiếu ngủ và mệt mỏi.
thiếu ngủ
Việc làm theo ca không cố định khiến gián đoạn chu kỳ ngủ – thức
  • Rối loạn giấc ngủ cũng là một trong những căn bệnh liên quan có thể khiến bạn thiếu ngủ như ngưng thở khi ngủ, giật mình…
  • Thuốc cũng có thể là lý do khiến bạn thiếu ngủ vì thành phần có trong nó.
  • Không gian ngủ không phù hợp có thể khiến bạn ngủ không sâu, ví dụ như phòng quá nóng hoặc quá lạnh khiến bạn tỉnh giấc vào nửa đêm.
  • Thói quen trước khi ngủ không tốt như bạn thường uống cà phê gần giờ đi ngủ hoặc hút thuốc lá trước khi đi ngủ, một số chất có trong những thứ đó kích thích hệ thần kinh khiến bạn ngủ nông, không ngon giấc.
thiếu ngủ
Thói quen trước khi ngủ không tốt như tiêu thụ caffein
  • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới tập đi cũng khiến ba mẹ chúng thiếu ngủ vì thường xuyên thức giấc vào ban đêm để chăm con.
  • Một nguyên nhân phổ biến khác là không thể ngừng suy nghĩ, lo lắng khi nằm lên giường. Cảm giác khi bạn ngủ trong thư giãn và ngủ trong lo sợ sẽ khác nhau khi tỉnh giấc.

Thời lượng ngủ được khuyến khích

Mặc dù có những sự khác biệt nhưng hầu như mọi người đều có nhu cầu thời lượng ngủ đáp ứng cho cơ thể giống nhau. Tuỳ vào độ tuổi, các chuyên gia dựa trên nghiên cứu khuyến khích thời lượng ngủ như sau:

Thời lượng ngủ trung bình dựa trên độ tuổi
Nhóm tuổiThời lượng ngủ trung bình (tiếng)
3 – 510 – 13
6 – 139 – 11
14 – 178 – 10
18 tuổi trở lên7 – 9
65 tuổi trở lên7 – 8

Bên cạnh thời lượng ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Đối với trẻ nhỏ, nó ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé, sự phát triển trí não, hành vi và năng lực ngôn ngữ cũng như thể chất. Đối ba mẹ bỉm sữa, giấc ngủ giúp mẹ giảm sự căng thẳng và mệt mỏi, chăm sóc con tốt hơn.

Thiếu ngủ đều khiến cả trẻ nhỏ và người lớn rơi vào cảm xúc khó chịu và dẫn đến những hành vi khó kiểm soát, bộ não và cơ thể cũng không hoạt động hiệu suất như bình thường.

Đọc thêm:

Giấc ngủ và tầm quan trọng: Vì sao bạn cần phải ngủ?

Thiếu ngủ có đủ “tàn phá” cơ thể bạn?

Giúp bạn ngủ ngon hơn nhờ trang trí phòng ngủ với 3 màu sắc này

 

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ